Giới Thiệu:
Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Trương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng “cước đạp lô diệp quá giang” miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).
Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.
Nếu Lăng Vân đạo trưởng là kiếm khách hàng đầu của Võ Đang thì Bất Luân Hoà thượng là đệ nhất cao thủ của Thiếu Lâm tự bởi đây là người đệ tử duy nhất lĩnh hội toàn bội thất thập nhị tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Nhiều người cho rằng nếu trong Đại hội võ lâm, nếu Bất Luân hoà thượng tham gia thì danh hiệu Đệ nhất cao thủ không thể rơi vào tay Lăng Vân đạo trưởng được. Theo dịch nghĩa, Bất Luân có nghĩa là vi phạm hầu hết ngũ giới: sát giới, tửu giới, sắc giới, … Vào những giây phút cuối cùng của Cửu Long đại loạn, Bất Luân hoà thượng đã biểu lộ ý định hy sinh để trừ ma đạo: “Không vào địa ngục thì sao cứu được chúng sinh”. Và đến lúc đó, Bất Luân hoà thượng vẫn chịu đựng sự sỉ nhục và phản đối kịch liệt của Bạch đạo.
- La Hán Tăng (Cận Chiến)
- Kim Cang Tăng (Hỗ Trợ)
- Phục Ma Tăng (Hoàn Hảo)
- Chế Ma Tăng (Khí Công)
Nếu các Bằng Hữu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ Fanpage Cửu Long Chí Tôn hoặc Cổng hỗ trợ để được giải đáp.
Cửu Long Chí Tôn - 9DU
Kính bút.